Nguyên liệu: Lạc (Đậu phộng), Mật mía, Mật ong, Mạch nha, Đường kính trắng, Gừng tươi, Bánh đa, Vừng, Hương vani, Natri hydrocacbonat.
Hạn sử dụng (Date): 4 tháng kể từ ngày sản xuất.
Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thướng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
Hướng dẫn sử dụng: Dùng ăn trực tiếp, sản phẩm sẽ ngon hơn khi thưởng thức với nước chè xanh hoặc trà. Nếu muốn ăn mềm nóng, khách hàng có thể lấy sản phẩm khỏi túi bóng và đưa vào lò vi sóng để làm nóng. Nếu muốn ăn giòn, khách hàng có thể đưa vào ngăn đá tủ lạnh.
"Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người"
------------------------------
Nguồn gốc kẹo cu đơ Phong Nga:
Ngay trên mảnh đất đầy mưa nắng khắc nghiệt tại vùng quê Hà Tĩnh, tạo hóa lại ban tặng cho con người nơi đây một vùng đất trù phú. Trải dài 137km về phía đông là bờ biển với những bãi đất phù sa. Từ ngàn xưa tới nay nghề trồng lúa, trồng đậu đã gắn liền với cuộc sống và con người Hà Tĩnh. Ngay tại vùng đất này trồng lúa nước là không phù hợp, chỉ có trồng hoa màu. Lạc là một giống cây trồng thích hợp ở vùng đất cát ven biển, với chất đất pha cát được bồi đắp bởi những con sóng từ ngàn xưa tới nay, tạo nên nhiều chất khoáng và độ xốp của đất, vì thế rễ cây lạc bám được sâu hơn. Cho nên cây lạc ở đây ít bị sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt.
Phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh lại trải dài theo sườn đông của dãy núi Trường Sơn. Là vùng đất nâu vàng do các phiến đá thạch phong hóa, có kết cấu hạt sỏi cơm, có nhiều chất khoáng nên người dân ở đây thường trồng loại cây gừng. Gừng trồng ở vùng đất Hà Tĩnh này rất là thơm và cay, bên trong có màu vàng pha lẫn ít màu xanh, tạo nên một màu vàng chanh trông rất đẹp mắt. Gừng là một loại cây rất quý, thường dùng làm thuốc chữa bệnh, và làm gia vị trong các món ăn. Đặc biệt, lấy củ gừng giã nhỏ cho vào mật mía đun sôi trên 1000C tạo nên một mùi thơm rất đặc biệt, một hương vị cực kì khó quên.
Bên cạnh đó, trên mảnh đất Hà Tĩnh này còn có một sản phẩm rất đỗi quê hương, rất đỗi bình dị nhưng lại không thể thiếu trong mỗi cuộc chuyện trò, giao lưu của người dân nơi đây. Đó chính là bát nước chè xanh: “Trưa nắng hè gọi nhau râm ran chè xanh”. Ở Hương Bộc ngày xưa (nay là xã Thạch Hương) một vùng đất ven đồi thuộc huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, người dân nơi đây thường trồng loại cây chè, chè trồng ở vùng đất này có màu nước rất là xanh, vị ngọt chát và có mùi thơm rất dễ chịu, là một vùng đất có chè xanh nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Khi thưởng thức bát nước chè xanh cùng với một vài miếng kẹo cu đơ, ta có thể cảm nhận được sự kết hợp hoàn hảo của từng hương vị trong đó. Không chỉ như vậy mà sự kết hợp đặc biệt ấy còn có thể làm cảm mến những du khách mỗi lần đặt chân đến Hà Tĩnh. Bởi có những nguồn nguyên liệu vô giá đó, cho nên từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã có nghề nấu kẹo lạc.
Kẹo lạc có nguồn gốc từ xóm Thịnh Bình, xã Sơn Thịnh (Thịnh xá củ) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Do ông Chắt Vi (Ông Cu Hai, một người con trai đầu lòng theo cách gọi của người Hà Tĩnh) Ông làm nghề nấu kẹo lạc. Vào thời đó thực dân Pháp đang đô hộ Việt Nam, cách nhà ông Cu Hai khoảng 2km, có một trường thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, học sinh rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. “Hai” trong tiếng pháp (deux) đọc là “Đơ” và cứ mỗi lần lính Pháp lại đến nhà ông thưởng thức món món kẹo này. Nên sau đó người dân Hà Tĩnh quen gọi chệch đi từ “kẹo ông Cu Hai” thành “kẹo cu đơ” và lưu truyền cho đến ngày nay.
Với vị ngọt của mật mía, mùi thơm của lạc và bánh đa, vị cay cay của gừng hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mang đậm nét bản sắc văn hóa của miền quê và con người Hà Tĩnh. Để rồi mỗi người con Hà Tĩnh khi xa quê, có những món quà quý giá, không chỉ là những miếng kẹo cu đơ bình thường mà cả một tấm lòng, một quê hương Hà Tĩnh.